Đề án: phương pháp sinh con theo ý muốn Những thiếu sót và bổ xung

Đề án: phương pháp sinh con theo ý muốn
Những thiếu sót và bổ xung
Lương Trọng Trung


Theo cuốn Kinh Dịch diễn giải- Đạo lý mưu cầu tồn tại và phát triển của Trần trọng Sâm có bàn tới việc dùng các quẻ trong kinh dịch để dự đoán việc mang thai con trai, gái và ước tính được trước để mọi người có thể dùng phép tính này trong Kinh Dịch để chọn thời điểm thụ thai và tuổi của người mẹ-cha để lựa chọn cho mình theo ý muốn không cần sự can thiệp của bên ngoài, mà hiện tại ngay cả khoa học cũng chưa đạt tới tầm cao để có thể can thiệp việc sinh con theo ý muốn như ao ước của một số gia đình. Trước khi nêu ra thiếu sót của Đề Án này thì tôi cũng rất lấy làm vinh hạnh vì các kết quả nó đạt được mặc dù không cao chỉ đạt khoảng 65% chính xác qua thực tể tôi đã nghiên cứu ở nhiều trường hợp. Và trước khi đi vào quá trình nghiên cứu bổ xung cho Đề Án này tôi xin được nêu ra các nguyên tắc chính của Đề Án sinh con theo ý muốn của tác giả Trần Trọng Sâm:


Bát quái âm, dương và nguyên lý tính Phương pháp sinh con theo ý muốn


Lưỡng nghi dương: + Tức các tuổi có Can là Canh, Nhâm, Giáp, Binh, Mậu.
        + Tháng Dương Tức các tháng 1,3,5,7…(tháng lẻ).
Lưỡng nghi Âm: + Tức các tuổi có Can là Tân, Quý, Ất, Đinh, Kỹ.
                            + Tháng Âm Tức các tháng 2,4,6,8…(tháng chẵn).
Từ đó mà suy ra trong 8 quẻ Âm, Dương để nắm bắt và làm phép tính:
8 quẻ bát quái gôm: + Quẻ càn, chấn, khảm, cấn là Dương.
                                 + Quẻ đoài, ly, tốn, khôn là Âm.
Theo nghiên cứu của tác giả thì có 3 tắc nhân để cấu thành phương thức dự đoán theo ý muốn này, như 3 Hào (vạch) trong 1 quẻ: Cách ứng dụng là lấy tuổi nam và nữa cộng với tháng thụ thai sẽ cho ra kết quả là trai hay gái.
Ví dụ: + Tuổi bố Kỹ tị (âm) +tuổi mẹ Canh ngọ (dương) + tháng thụ thai tháng 8 chẵn: tức quẻ Chấn Dương sinh con trai.
           + Tuổi bố Giáp tuất (dương) + tuổi mẹ Bính tý (dương) + tháng thụ thai tháng 4 chẵn tức quẻ Đoài Âm sinh con gái.
Đây là những nguyên tắc chính của Đề Án dựa trên lý thuyết Âm, Dương và quan hệ tượng trưng của các Hào, quẻ bát quái được lưu truyền từ hơn 4000 năm nay.
Tượng trưng của 8 quẻ bát quái:

Đây là những nguyên tắc căn bản trong Đề Án Phương pháp sinh con theo ý muốn của tác giả Trần Trọng Sâm.
Nhưng lý do mà phương thức này chỉ thành công được khoảng 65% ?
- Đó là tác giả quên một mấu chốt quan trong của Kinh Dịch và Chu Dịch đó là Bát tự, chắc các bạn sẽ có đôi chút nghi ngờ về lập luận này nhưng Kinh, Chu đã nêu rất rõ và chi tiết vận mệnh của một con người đều nằm trong 8 chữ của bát tự mà suy từ bản thận vợ (chồng) huynh đệ, bạn bè, cha, mẹ, tổ tiên phúc hoạ và cả việc sinh con trai hay gái cung chỉ năm trong 8 chữ này. Lý do mà tỷ lệ chính xác của Đề Án không cao cũng là do nguyên tắc cố hửu này mà tác giả bỏ quên.
Để nói rõ hơn về vấn đề này tôi xin trình bày vắn tắt như sau:
+ Trường hợp 1 nếu trong tứ trụ tức bát tự của người nam chỉ có thể sinh con trai thì dĩ nhiên Đề Án này khả dụng.
+ Trường hợp 2 nếu trong tứ trụ của người nam có thể sinh cả trai và gái thì việc lựa chọn sinh con theo Đề Án sẽ tuỳ thuộc vào tháng thụ thai có đúng để lập thành quẻ Âm (con gái), Dương (con trai) hay không.
+ Trường hợp 3 nếu trong tứ trụ của người nam đã không có biểu hiện việc có con trai thì Đề Án này vô hiệu.
Và việc sinh con trai hay gái như Đề Án của tác giả Trần Trọng Sâm chỉ mang tính chất dự đoán sơ bộ mà chưa đưa chúng ta đến các dự đoán khoa học mang tính tuyệt đối.
Do vậy trước khi các bạn đi xem bói về việc sinh con trai hay gái và nhờ các thầy chỉ lối thì hảy nắm vững 8 chữ trong bát tự hay còn gọi là Tứ trụ của mình.
                                                                                      Hân hạnh cảm ơn

                                                            Phong thuỷ gia chiêm tinh học Lương Trọng Trung 
Share on Google Plus

About Phong Thuỷ Gia

Đệ tử hậu nhân của nho giáo, pháp đạo xin được chia sẽ chút kiến thức. Rất mong mọi người chỉ điểm thêm và đóng góp ý kiến giúp đạo, giúp đời..
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment